Bệnh trĩ ngoại là gì

Bệnh trĩ chia thành hai dạng: trĩ nội và trĩ ngoại. Hai dạng bệnh này đều có những đặc điểm riêng để phân biệt. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn đọc biết bệnh trĩ ngoại là gì, cũng như cách nhận biết và điều trị căn bệnh này.


Bệnh trĩ ngoại là gì thưa bác sĩ.


Là một trong hai dạng của bệnh trĩ, trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn, không thể đẩy vào bên trong được. Người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy bũi trĩ bằng mắt thường.

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, cũng dễ điều trị hơn, nhưng dễ bị nhầm với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ. Bệnh gây ra những cảm giác khó chịu, không thoải mái, vướng víu và ngứa ngáy ở vùng nhạy cảm. Chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại.


Những búi trĩ nằm phía dưới vùng lược hậu môn, ở bên ngoài hậu môn.

Búi trĩ trong bệnh trĩ ngoại không thể tự thụt vào bên trong hậu môn dù có tác động đẩy vào.

Trĩ ngoại thường không chảy máu hoặc ít chảy máu.

Người bệnh thường thấy đau vùng hậu môn, khó chịu do búi trĩ vướng víu bên ngoài.

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, cũng dễ điều trị hơn.

Để biết bệnh trĩ ngoại là gì, cần tìm hiểu kĩ các biểu hiện của bệnh .

Bệnh trĩ ngoại xảy ra thường do các nguyên nhân sau:


Tình trạng táo bón thường xuyên và lâu dài. Táo bón khiến mỗi lần người bệnh đi đại tiện phải gắng sức rặn. Điều này khiến đám rối tĩnh mạch trĩ dưới đường lược giãn quá mức, lâu ngày sẽ sa ra ngoài. Đó chính là các búi trĩ.

Thói quen ăn uống không khoa học, kém điều độ cũng dễ gây ra trĩ ngoại. Đó là thói quen thích ăn đồ ăn cay nóng, ăn ít rau xanh và uống ít nước

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: lười vận động, hay thức khuya. Điều này có thể do tính chất và yêu cầu công việc hoặc do thói quen, được cần khắc phục. Ngoài ra, việc thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác nặng cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ, trong đó có trĩ ngoại. Đây cũng là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai nhất là trong những tháng cuối. Lúc này, thai nhi to tạo áp lực xuống ổ bụng và vùng hậu môn.

Điều trị trĩ ngoại bằng cách nào.


Khi thấy các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần đến ngay chuyên khoa ngoại ở bệnh viện để khám và chẩn đoán bệnh. Các phương pháp điều trị gồm có:

Điều trị nội khoa: Sử dụng các thuốc đặc trị bao gồm thuốc uống và thuốc mỡ bôi lên búi trĩ ngoại, hoặc thuốc viên đặt vào hậu môn. Thuốc uống thường chứa các hoạt chất Rutin hoặc các chất chiết xuất từ thực vật để làm tăng tính thẩm thấu và sức bền chắc của các tĩnh mạnh. Thuốc uống có tác dụng giảm hiện tượng phù nề, sung huyết tĩnh mạch. Thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc bôi có tác dụng tại chỗ, chống viêm, giảm đau, bảo vệ tĩnh mạch.

Phẫu thuật điều trị trĩ ngoại: cắt bỏ huyết khối, mô liên kết, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại. Cũng có khi bác sĩ sử dụng phương pháp thắt búi trĩ. Ngoài ra, đốt điện và laser chiếu xạ cũng đang là những phương pháp điều trị trĩ ngoại được chọn lựa.

Người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật khi búi trĩ ngoại đã bị biến chứng gây tắc nghẽn hoặc sa trĩ nghẹt. Nếu bệnh còn nhẹ, điều trị nội khoa bằng thuốc uống là lựa chọn hàng đầu.

Cách phòng bệnh và hỗ trợ điều trị.


Ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh là cách tốt nhất để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại. Người bệnh cũng như người chưa mắc bệnh cần tập thói quen đại tiện đều đặn theo giờ cố định hàng ngày. Có thói quen ăn uống tích cực: ăn không quá no, quá đói, quá muộn, tránh dùng nhiều cà phê, rượu, bia, trà đặc, ớt, tiêu. Nhớ uống nhiều nước và ăn các thức ăn nhiều chất xơ. Tập luyện thân thể đều đặn và vừa sức. Có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bơi lội, đi bộ, khiêu vũ…

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.